Dead-Beat Seconds là gì? Đồng hồ cơ cần kim giây giật không?
Dead-Beat Seconds là gì?
Dead-Beat Seconds (hay Dead Seconds, Jumping Seconds, Tru-Beat, True Seconds) là thuật ngữ chỉ chức năng kim giây giật (tích tắc mỗi giây một lần) phức tạp trên đồng hồ cơ. Kim giây được điều khiển bằng bộ máy cơ sẽ dừng đủ một giây tại mỗi chỉ báo tạo nên hiện tượng nhảy khi quét qua mặt số thay vì quét trơn tru.
Trong chiếc đồng hồ cơ bình thường, một bánh xe cân bằng rung vài lần mỗi giây và với mỗi lần rung, kim giây sẽ tiến lên làm đồng hồ cơ hoạt động tích tắc 5 - 10 lần/giây. Về cơ bản, một nhịp Dead Seconds đòi hỏi một bộ thoát (Escapement) phức tạp hơn về mặt cơ học để khiến kim giây di chuyển từng bước và chính xác ở tần số 1Hz hoặc mỗi giây một nhịp.
Nói chung, kim giây nhảy là một đặc điểm vốn có và dễ dàng nhận dạng của đồng hồ thạch anh. Tuy nhiên, trong chế tạo đồng hồ cơ, đây là một chức năng phức tạp được bổ sung thêm.
Lịch sử ra đời đồng hồ kim giật
Bộ thoát Deadbeat đầu tiên có từ năm 1675 do Richard Towneley phát minh sử dụng trong đồng hồ điều chỉnh tại Đài quan sát Greenwich. Đầu thế kỷ 18, nó trở nên phổ biến nhờ thợ đồng hồ người Anh George Grahm. Về sau, kim giật trở thành tiêu chuẩn cho đồng hồ quả lắc và được Omega, Rolex thu nhỏ trong đồng hồ đeo tay vào giữa thế kỷ 20.
Một số cột mốc đáng chú ý về lịch sử chức năng Dead-Beat Seconds như sau:
- Năm 1675: Bộ thoát Deadbeat đầu tiên ra đời do Richard Towneley phát minh cho đồng hồ điều chỉnh tại Đài quan sát Greenwich.
- Năm 1715 - 1720: Thợ đồng hồ người Anh George Graham bắt đầu sử dụng bộ thoát Deadbeat của Towneley trong đồng hồ điều chỉnh của mình, kim giây tích tắc một lần/giây. Điều này làm cho việc sử dụng nó để cài đặt các đồng hồ khác trở nên đơn giản hơn và chính xác hơn nhiều.
- Những năm 1950 và 60: Các thợ đồng hồ thu nhỏ được bộ thoát Deadbeat vào đồng hồ đeo tay với 2 mẫu tiên phong là Omega cal. 372 Synchrobeat và Rolex ref. 6556 Tru-Beat.
Cách thức tạo ra chức năng Dead-Beat Seconds
Có 3 phương pháp được các nhà sản xuất đồng hồ áp dụng để tạo ra chức năng Dead-Beat Seconds. Chi tiết cụ thể về từng phương pháp sẽ được WatchStore khái quát trong phần nội dung sau:
One Second Remontoire (Remontoire một giây)
Phương pháp ấn tượng nhất tạo nên Dead-Beat Seconds là One Second Remontoire (bộ lưu trữ lực liên tục một giây hoặc cót phụ một giây). Nó thường được dùng để ổn định việc truyền lực từ dây cót đến bánh xe cân bằng (Balance Wheel) và có thể được sử dụng như một thiết bị hỗ trợ hiển thị thời gian.
Một Remontoire duy trì trong bất kỳ khoảng thời gian cụ thể nào, do đó One Second Remontoire có thể lấy nhịp chạy tiêu chuẩn và biến nó thành màn hình hiển thị giây giật.
Bộ thoát thứ cấp
Phương pháp thứ hai để tạo chỉ báo giây giật đơn giản hơn vì sử dụng một bộ thoát thứ cấp, được dẫn động từ bánh thứ tư thuộc hệ thống bánh răng của bộ chuyển động. Bánh xe thứ tư chịu trách nhiệm hiển thị giây đang chạy và với việc chuyển số chính xác của bộ thoát, nó có thể lấy giây đang chạy và phá vỡ nó thành một nhịp.
Dù phương pháp này được sử dụng nhiều hơn vào những năm gần đây nhưng trước đó, nó từng bị ngừng sản xuất sau khoảng 5 năm dùng trong Rolex Tru-Beat ra mắt năm 1954.
Cơ chế sao và giật (Star And Flirt Mechanism)
Phương pháp cuối cùng đơn giản nhất để tạo ra giây giật là cơ chế Star and Flirt. Bánh xe sao (Star Wheel) được liên kết với bánh xe thoát (Escape Wheel) kèm một lò xo chịu tải giật (Spring-Loaded Flirt, thực chất là một đòn bẩy). Bộ phận này giữ vị trí của nó trong khoảng thời gian một giây trước khi thoát ra trong một lần nhảy nhanh và quay trở lại vị trí mới trên bánh xe sao.
Dead-Beat Seconds có cần thiết trên đồng hồ cơ không?
Chức năng Dead-Beat Seconds không thực sự cần thiết trên đồng hồ cơ và rất hiếm được các nhà sản xuất tạo ra trang bị cho sản phẩm. Vì nó đòi hỏi sự chế tạo phức tạp hơn một chiếc đồng hồ cơ tiêu chuẩn và không mang lại nhiều lợi ích bổ sung, ngoài việc tăng giá trị nghệ thuật (chẳng khác gì Tourbillon).
Vấn đề là hầu hết mọi người nhìn thấy một chiếc đồng hồ Tourbillon sẽ nhận ra nó có thể đắt đến mức nào, nhưng với Dead Seconds thì trường hợp này không nhiều. Chỉ những người đam mê đồng hồ nhất mới có thể phát hiện ra một chiếc đồng hồ cơ kim giật hoặc đủ quan tâm để sở hữu nó.
3 mẫu đồng hồ kim giật đáng chú ý trên thế giới
Ngày nay, rất ít đồng hồ trên thế giới được trang bị chức năng Dead Seconds. Vì vậy, việc thống kê chúng cũng đơn giản hơn nhiều. Dưới đây là 3 mẫu nổi bật nhất trong số đó do WatchStore tổng hợp để giới thiệu cho bạn.
Habring² Erwin Pilot
Thương hiệu Habring của Áo tạo ra sản phẩm Erwin Pilot có chức năng Dead-Beat Seconds hiếm gặp với mức giá (tương đối) phải chăng. Mặt số có kim giây nhảy chính xác từ điểm đánh dấu này sang điểm đánh dấu tiếp theo với độ chính xác cao nhất.
Bộ chuyển động của sản phẩm mỏng 5.7mm và vỏ 9mm vừa vặn thoải mái bên dưới cổ tay người dùng. Điều này nhờ vào thiết kế mới của kim giây nhảy phẳng hơn nhiều so với các bộ máy lên dây cót bằng tay trước đó.
Jaeger-LeCoultre Jumping Seconds 252.025
Phiên bản “homage” Jumping Seconds 252.025 của Jaeger-LeCoultre được lấy cảm hứng từ chiếc Tool Watch có tên Geophysic của những năm 1950. Sản phẩm đi kèm với tính năng Deadbeat Seconds và bộ cân bằng “Gyrolab” độc đáo của JLC, nhẹ hơn bánh xe cân bằng tiêu chuẩn, được cho là giúp tăng lên độ chính xác.
Arnold & Son DSTB True Beat 1ATAS.U01A.C121S
Mẫu Arnold & Son DSTB True Beat thu hút nhiều sự chú ý nhờ bộ thoát Dead Seconds được di chuyển lên phía trên mặt số lớn màu xanh dương. Sản phẩm có vỏ thép không gỉ 43.5mm phối cùng dây đeo cá sấu màu đen, kèm các chức năng gồm: giờ, phút, kim giây giật, tự động lên dây cót.
Gợi ý các đồng hồ thạch anh kim giật thay thế
Thay vì tìm kiếm những mẫu đồng hồ cơ khí Dead Seconds, giờ đây bạn có thể trải nghiệm và chiêm ngưỡng kim giây giật trên đồng hồ pin Quartz. Loại sản phẩm này thường có sai số thấp hơn sản phẩm cơ, đồng thời giá cả cũng rẻ hơn. Điển hình là một số model cụ thể dưới đây đang được bán tại WatchStore:
Chiếc đồng hồ cơ kim giây giật phức tạp và tinh tế trên cổ tay sẽ khiến bạn trông giống như đang đeo một chiếc đồng hồ thạch anh đơn giản. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng đồng hồ pin quartz thay cho sản phẩm cơ trang bị Dead-Beat Seconds, đừng quên liên hệ WatchStore để được hỗ trợ tận tâm.