Jump hour là gì? 12 model đồng hồ nhảy giờ nổi bật nhất

Đăng bởi: Bảo Linh
- cập nhật: 27/05/2024 lúc 15h13
Jump hour là gì mà mang lại trải nghiệm xem giờ ấn tượng với người dùng từ cái nhìn đầu tiên? Tính năng này hoạt động ra sao trên đồng hồ? Tìm hiểu ngay!

Jump hour trên đồng hồ là gì?

Jump hour là chức năng nhảy giờ trên đồng hồ không có kim và mặt số truyền thống, thường được thể hiện qua một cửa sổ khẩu độ giống ô lịch. Mỗi khi trôi qua 60 phút, đĩa số sẽ quay hoặc nhảy sang số tiếp theo để hiển thị giờ hiện tại chính xác. Với kiểu thiết kế độc đáo như vậy, sản phẩm được trang bị Jump hour đem lại góc nhìn trực quan giúp người dùng dễ dàng xem giờ cũng như tạo sự thu hút cho những tín đồ đam mê cỗ máy thời gian.

Jump hour là gì

Cơ chế hoạt động của Jump hour

Đồng hồ nhảy giờ hoạt động dựa vào hệ thống đĩa hoặc khẩu độ để có thể hiển thị giờ ở định dạng kỹ thuật số. Chữ số giờ hoặc cửa sổ giờ được đặt trên nền mặt dial, thường đi kèm với kim chỉ phút hoặc mặt số phụ truyền thống.

Đằng sau sản phẩm có chức năng Jump hour là bộ máy chuyển động phức tạp với các bánh răng, lò xo và đòn bẩy cung cấp năng lượng cho cơ chế nhảy giờ. Giờ được đồng bộ hóa chính xác với phút và giây nên vào đầu mỗi giờ, chữ số chỉ giờ hiện tại sẽ chuyển sang giờ tiếp theo. Quá trình chuyển đổi nhanh chóng này được thực hiện nhờ sự giải phóng năng lượng cơ học lưu trữ trong bộ máy.

Cơ chế hoạt động Jump hour

Bộ phận chính trong bộ máy là cam ốc sên (snail cams) hoặc bánh xe sao (star wheel) sẽ làm nhiệm vụ điều khiển bước nhảy của đĩa giờ hoặc khẩu độ. Khi cam ốc sên hoặc bánh xe sao quay, tạo ra tác động với đòn bẩy hoặc giá đỡ được kết nối với màn hình hiển thị giờ, khiến nó lập tức chuyển sang vị trí giờ tiếp theo.

Thời điểm chuyển giờ từ phút 59 đến phút 1 của giờ tiếp theo cần nhiều năng lượng nhất, do đó kim phút có thể chậm hơn bình thường. Nhưng sai số này không quá lớn nên không gây ảnh hưởng đến độ chính xác của sản phẩm.

Sơ lược về lịch sử hình thành Jump hour

Quá trình ra đời và phát triển chức năng Jump hour bắt đầu từ thế kỷ 19 với các mốc thời gian cụ thể như sau:

  • Năm 1883: Kỹ sư người Áo Josef Pallweber được cấp bằng sáng chế cho một chiếc đồng hồ bỏ túi có Jumping hour.
  • Năm 1920: IWC, Audemars Piguet và một số thương hiệu khác bắt đầu áp dụng Jump Hour trong đồng hồ đeo tay.

jump hour nhảy giờ đồng hồ

Khám phá 12 mẫu đồng hồ Jump hour nổi bật trên thế giới

Những cỗ máy thời gian được trang bị chức năng Jumping Hour thường có giá trị cao và họa tiết trang trí đặc sắc. Vì thế, chúng ta hay bắt gặp các cỗ máy thời gian nhảy giờ đến từ thương hiệu cao cấp, nổi bật trong đó là 12 mẫu sau.

Christopher Jumping Hour

Christopher Ward Jumping Hour được thiết kế cửa sổ nhảy giờ ở góc 12h đem lại sự thuận tiện cho người dùng khi xem. Đây cũng là một điểm nổi bật trong sản phẩm có thiết kế đơn giản mặt tròn 1 kim nền trắng xám phối với dây da nâu.

Christopher Jumping Hour

Meistersinger Jumping Hour

Meistersinger Jumping Hour sở hữu mặt số Skeleton tạo nên vẻ ngoài đặc sắc và trải nghiệm thú vị cho người dùng mỗi lần xem thời gian. Cần gạt bên trong bộ máy sẽ kích hoạt giúp lò xo hoạt động và tự động chuyển giờ khi đủ 60 phút. Chủ nhân sản phẩm có thể quan sát ô tròn ở góc 12h trên mặt dial để nhìn giờ nhảy.

Meistersinger Jumping Hour

Oris Artelier Jumping Hour

Thiết kế chiếc Oris Artelier Jumping Hour dial Guilloche với 2 mặt số phụ mang lại cảm giác thu hút đặc biệt cho người dùng. Ô nhảy giờ ở vị trí 12h có dạng cong như hình quạt tạo nên nét tinh tế cho tổng thể, giúp chủ sở hữu nắm bắt thời gian một cách tiện lợi.

Oris Artelier Jumping Hour

A. Lange & Söhne Zeitwerk

Model A. Lange & Söhne Zeitwerk tích hợp giờ nhảy và phút nhảy ở lần lượt vị trí 9h, 3h tạo nên thiết kế đối xứng vô cùng hài hòa trên mặt số. Thêm vào đó, 2 mặt số phụ chỉ giây và báo năng lượng dự trữ nằm tại góc 6h và 12h càng khiến sản phẩm trở nên tinh xảo, có tính ứng dụng cao.

A. Lange Söhne Zeitwerk

Chopard LUC Quattro Spirit 25

Chopard LUC Quattro Spirit 25 được xem như một ví dụ điển hình của đồng hồ nhảy giờ báo phút truyền thống. Người dùng sẽ theo dõi thời gian trôi qua nhờ cửa sổ ở vị trí 6h. Với hệ thống 4 hộp cót cung cấp năng lượng đến 8 ngày, chủ sở hữu không phải lo lắng sản phẩm bị đứng kim hay ngừng hoạt động như với những cỗ máy trữ cót 40h hoặc 80h.

Chopard LUC Quattro Spirit 25

Andersen Genève Jumping Hours 40th

Andersen Genève Jumping Hours 40th mang lại ấn tượng khó quên với người dùng khi được tích hợp các tính năng phức tạp như Jumping Hours, Lịch Vạn Niên. Khẩu độ ở vị trí 12h hiển thị giờ, mặt số phụ góc 6h hiển thị phút giúp người dùng dễ nắm bắt thời gian hiện tại. Mặt số Guilloche được thiết kế họa tiết Magic Losange phức tạp tạo nên tổng thể thu hút.

Andersen Genève Jumping Hours 40th

Reservoir Hydrosphere Air Gauge

Reservoir Hydrosphere Air Gauge là mẫu đồng hồ lặn chuyên dụng có trang bị chức năng nhảy giờ độc đáo với khẩu độ ở góc 6h. 2/3 mặt số dành riêng để hiển thị kim phút quay ngược giúp người dùng dễ dàng xem thời gian chính xác. Mặt số được phủ dạ quang cho phép sản phẩm phát sáng ngay cả trong điều kiện bóng tối.

Reservoir Hydrosphere Air Gauge

IWC Tribute to Pallweber “150 Years”

Ở mẫu IWC Tribute to Pallweber Edition “150 Years”, người sử dụng sẽ thấy thiết kế vô cùng lạ mắt khi khẩu độ chỉ giờ, ô cửa sổ chỉ phút và mặt số phụ chỉ báo dự trữ năng lượng nằm thẳng hàng nhau theo phương dọc. Mặt số màu xanh lam đơn giản kết hợp các chi tiết màu trắng bạc khiến sản phẩm trở nên rất tinh tế.

IWC Tribute to Pallweber

Bvlgari Genta 50TH Anniversary Arena Bi-Retro

Ở vị trí 12h của chiếc Bvlgari Gerald Genta 50TH Anniversary Arena Bi-Retro là cửa sổ tròn hiển thị giờ nhảy nổi bật. Các đơn vị phút và ngày được thể hiện thông qua 2 kim quay ngược vừa tạo điểm nhấn cho thiết kế, vừa mang lại sự tiện lợi cho người dùng khi xem.

Bvlgari Genta 50TH Anniversary

Chronoswiss Flying Regulator Jumping Hour

Khẩu độ cong ở góc 12h trên nền mặt số sản phẩm Chronoswiss Flying Regulator Jumping Hour hiển thị giờ nhảy độc đáo. 2 mặt số phụ chỉ giây và phút được lồng vào nhau đem đến hiệu quả trang trí nổi bật. Mặt dial Guilloche được chế tác tỉ mỉ tạo hiệu ứng 3D đầy mê hoặc.

Chronoswiss Flying Regulator Jumping Hour

Cartier Tank À Guichets

Chiếc Cartier Tank À Guichets thanh lịch có vỏ hình chữ nhật với hai cửa sổ nhảy giờ ở vị trí 12h và 6h mang đến một diện mạo độc đáo, vô cùng tinh tế. Việc đặt núm vặn lên dây cót ở vị trí 3h cùng kiểu thiết kế phá cách cho thấy kỹ thuật chế tạo tinh thông và tính thẩm mỹ vượt thời gian của thương hiệu.

Cartier Tank À Guichets

Patek Philippe Ref. 3969

Patek Philippe Ref. 3969 được tạo ra vào năm 1989 nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành lập Patek Philippe là chiếc đồng hồ giờ nhảy hiếm có, mang giá trị sưu tầm cao. Ô nhảy giờ và hiển thị phút ngược ở vị trí 12h tạo điểm nhấn đặc biệt cho sản phẩm.

Patek Philippe 3969

Trong giới đồng hồ, giờ nhảy là chức năng thể hiện cho sức sáng tạo vô hạn và kỹ thuật chế tác đỉnh cao. Với sự khác biệt về cách hiển thị giờ, sản phẩm có tính năng Jump hour còn được xem như biểu tượng khẳng định đẳng cấp mang đến sự hấp dẫn mạnh mẽ cho những người yêu thích cỗ máy thời gian trên toàn cầu. 

Chưa có câu hỏi, hãy gửi câu hỏi của bạn
WatchStore sẽ trả lời sớm nhất
Hỏi đáp
Jump hour là gì? 12 model đồng hồ nhảy giờ nổi bật nhất
Hủy
Chat với WatchStore để có giá tốt nhất trong hôm nay

Chat trên Zalo

Yêu cầu gọi lại

Liên hệ

× YÊU CẦU GỌI LẠI
Gọi Hotline tư vấn miễn phí 093 189 2222
Sản phẩm đã xem gần nhất
Hoặc nhập tên để tìm