Dive Watch là gì? Đặc điểm cụ thể và 15 mẫu đồng hồ nên mua
Dive Watch là gì?
Dive Watch (Diving Watch hay Diver Watch) là đồng hồ lặn chuyên dụng cho các hoạt động dưới nước để người dùng có thể đo thời gian bơi lặn và xem giờ. Sản phẩm có khả năng chống nước rất tốt, tối thiểu 10 ATM (tương đương ở độ sâu 100m) theo tiêu chuẩn quốc tế ISO. Ngay trên mặt số dial được in chỉ số chống nước giúp người dùng dễ nhận biết Dive Watch với các dòng sản phẩm thông thường.
Dive Watch được các nhà sản xuất trang bị chủ yếu là máy cơ tự động (Automatic) hoặc máy năng lượng mặt trời (Solar) nhằm đảm bảo sản phẩm không bị nước ngấm vào làm ảnh hưởng quá trình vận hành. Đây cũng là một trong số các dòng đồng hồ nổi tiếng về độ bền cực kỳ cao, chống chấn động mạnh.
Đối tượng sử dụng Dive Watch
Hiện nay, mẫu mã đồng hồ lặn vô cùng đa dạng và đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng ở mọi lứa tuổi như:
- Thợ lặn chuyên nghiệp
- Người yêu thích phong cách thể thao, mạnh mẽ, năng động
- Người theo đuổi vẻ đẹp trầm tính, hoài cổ
- Người đam mê phong cách chỉn chu, lịch sự
Các đặc điểm nổi bật ở Dive Watch
Một chiếc đồng hồ lặn thực thụ có nhiều điểm đặc trưng như:
Mức độ chống nước ≥ 10ATM
Đồng hồ lặn sở hữu khả năng chống nước vượt trội, tối thiểu là 10 ATM, tương đương ở độ sâu 100m. Con số chống nước phổ biến nhất thường được trang bị cho các sản phẩm Dive Watch từ 10 - 30 ATM. Với thợ lặn chuyên nghiệp, các mẫu đồng hồ 30 ATM sẽ phù hợp nhất. Người bình thường đi bơi, tắm hoặc đi mưa thì chỉ cần chọn sản phẩm có chỉ số 10 - 20 ATM là được.
Bộ kim dạ quang
Đồng hồ lặn được hoàn thiện với các kim, cọc và chỉ số dạ quang để người dùng có thể đọc được thông tin ở độ sâu. Thêm vào đó, kim phát sáng sẽ giúp người sử dụng biết rằng cỗ máy vẫn hoạt động.
Vành bezel xoay
Hầu hết đồng hồ lặn sẽ có vành bezel xoay, cho phép thợ lặn dễ dàng đo thời gian lặn đã trôi qua. Trên bộ phận này được trang bị một số tính năng như Tachymeter, đo khoảng cách, tính toán chuyển đổi đơn vị,...
Mặt kính chịu lực tốt
Đồng hồ lặn thường sở hữu mặt kính có khả năng chống nước và chịu lực tốt được làm bằng Sapphire nguyên khối. Thiết kế mặt kính hình vòm, độ dày cao mang lại hiệu quả chống áp suất ưu việt. Ngoài ra, ở một số mẫu cao cấp còn được trang bị lớp phủ chống phản chiếu nhằm tăng khả năng hiển thị rõ ràng.
Van xả khí Helium
Dive Watch thường có van xả khí Heli cho phép cỗ máy giải phóng an toàn lượng khí Heli có khả năng gây hư hại sản phẩm khi ở dưới nước. Nhờ đó, sản phẩm được bảo vệ, tránh bị vỡ màn hình, giúp người dùng yên tâm sử dụng trong môi trường nước sâu.
Vỏ chịu được áp lực nước cao
Vỏ của các mẫu Dive Watch được hoàn thiện bằng gioăng cao su, ốc vít chắc chắn và núm vặn kín để tạo ra kết cấu chịu được mọi áp lực tăng thêm. Bằng việc ứng dụng chất liệu thép 904L, 316L, thép không gỉ hoặc hợp kim thép, gốm sứ, titan, nhựa tổng hợp cao cấp để chế tác vỏ; sản phẩm sẽ có khả năng chống áp lực nước sâu đến hơn 100m.
Dây đeo bền, chắc
Đa số đồng hồ lặn đều có dây cao su dài để người dùng dễ đeo bên ngoài bộ đồ lặn và phù hợp cho quá trình sử dụng dưới nước. Bên cạnh đó, nhà sản xuất còn thiết kế dây đeo nhiều chất liệu như silicon, thép không gỉ, titan,... nhằm chống lại sự ăn mòn của nước, giúp sản phẩm chịu được áp lực nước và thuận tiện điều chỉnh độ dài dây vừa với mọi cổ tay.
Các tiêu chí chuẩn quốc tế về Dive Watch
Để đạt tiêu chuẩn ISO 6452, những cỗ máy Dive Watch buộc phải vượt qua ít nhất 5/6 bài kiểm tra gồm:
- Kiểm tra ngưng tụ: đồng hồ phải chịu được nhiệt độ 40-45 độ C và không làm đọng nước có nhiệt độ 18-25 độ C nhỏ lên mặt kính trong vài phút.
- Kiểm tra khả năng chịu nước: đồng hồ phải chịu được áp lực nước 125% so với hạn mức trong suốt 2 giờ. Sau đó, sản phẩm giữ ở mức 0.3BA trong 1 giờ tiếp theo sẽ đạt yêu cầu.
- Kiểm tra chống sốc nhiệt: đồng hồ phải chịu được 10 phút ngâm ở độ sâu 30 ± 2cm trong các môi trường như nước ấm 40 độ C, nước lạnh 5 độ C.
- Kiểm tra khả năng kháng từ: đồng hồ giữ được sai số ±30s/ngày sau 3 lần phơi sáng trong điều kiện từ trường 4800 A/m.
- Kiểm tra khả năng chống sốc: đồng hồ phải chịu được lực từ búa nhựa 3kg với tốc độ 4.43 m/s và phải đạt sai số không quá ±60s/ngày.
- Kiểm tra khả năng kháng nước muối: đồng hồ cần hoạt động chính xác khi được đặt trong dung dịch muối tương đương độ mặn của nước biển trong suốt 24 giờ.
Ngoài ra, các mẫu Dive Watch cũng được thử thách bằng bài test trong môi trường giàu khí Heli để đảm bảo sản phẩm hoạt động an toàn dưới biển sâu. Riêng với loại Dive Watch máy quartz, sản phẩm còn phải trải qua những bài kiểm tra khác như:
- Các bộ phận nguyên vẹn và bộ máy hoạt động chính xác sau khi đặt đồng hồ vào dung dịch 30 g/l NaCl ở nhiệt độ 18-25 độ C trong 24 giờ liên tục.
- Dây đeo chịu được lực kéo 200N.
Lịch sử phát triển Dive Watch
Đồng hồ lặn được thiết kế, sản xuất và sử dụng từ những thập niên đầu của thế kỷ XX. Trong đó phải kể đến sự góp công rất lớn từ Rolex - thương hiệu đặt nền móng cho quá trình phát triển đồng hồ lặn đến tận ngày nay. Để nắm rõ hơn lịch sử Dive Watch, bạn có thể theo dõi qua các mốc thời gian sau:
- Năm 1925: Rolex mua lại bằng sáng chế đồng hồ chống nước của hai nhà phát minh Paul Perregaux và Georges Perec.
- Năm 1926: Rolex Oyster - Đồng hồ chống nước đầu tiên trên thế giới ra đời.
- Năm 1932: Omega giới thiệu Omega Marine - đồng hồ chống nước dành riêng cho thợ lặn.
- Từ đó đến nay: Các thương hiệu trên toàn thế giới liên tục hoàn thiện và bổ sung nhiều tính năng cho đồng hồ lặn biển.
Lưu ý quan trọng khi dùng Dive Watch
Với những cỗ máy thời gian có khả năng chống nước cao, người dùng cần bảo quản tốt để sản phẩm đạt được độ bền lâu nhất có thể.
- Bảo hành và thử nước định kỳ cho sản phẩm nhằm phát hiện kịp thời trục trặc và khắc phục.
- Rửa sạch sản phẩm bằng nước thường rồi lau khô sau mỗi lần đi bơi, tắm, lặn biển.
- Đóng tất cả các núm điều chỉnh trước khi để sản phẩm tiếp xúc nước.
- Không để sản phẩm tiếp xúc với nước nóng, nước đá hoặc đeo vào phòng xông hơi.
Những mẫu Dive Watch đáng mua nhất hiện nay
Đồng hồ lặn ngày nay đã vượt qua giới hạn của một Tool Watch để đứng ngang hàng với Dress Watch và trở thành phụ kiện thời trang mà ai cũng nên sở hữu. Dưới đây là một số mẫu Dive Watch do WatchStore tổng hợp nhằm giúp bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo.
Các model Casio Dive Watch bền tốt
Một trong các dòng Casio Dive Watch được đánh giá cao là G-Shock với khả năng chống nước ở độ lặn 200m đạt chuẩn ISO. Phần vỏ của những sản phẩm này được làm từ carbon liền khối giúp giảm trọng lượng và tăng hạn mức chống nước ưu việt. Thiết kế đậm phong cách Hải quân Hoàng gia Anh đa sắc màu để bạn lựa chọn.
Casio - Nam GWF-A1000-1A2DR
Casio - Nam GWF-A1000-1A4DR
Casio - Nam GWF-A1000-1ADR
Casio - Nam GWF-A1000C-1ADR
Casio - Nam GWF-A1000RN-8ADR
Casio - Nam GWF-A1000XC-1ADR
Casio - Nam GWF-A1000APF-1ADR
Một số model Rolex Dive Watch đáng sở hữu
Các dòng Deepsea, Submariner, Sea‑Dweller của Rolex đều là lựa chọn đáng tham khảo dành cho những người muốn sở hữu chiếc Dive Watch cao cấp. Sản phẩm có khả năng siêu chống chịu nước ở độ sâu 100 - 11.000m với nhiều tiện ích như vành xoay có vạch chia, màn hình phát quang,...
Rolex - Nam M126500LN-0001
Rolex - Nam M126710BLNR-0003
Rolex - Nam M124060-0001
Những mẫu Citizen Dive Watch nổi bật
Đáng chú ý trong số các sản phẩm Citizen Dive Watch là dòng Promaster Marine Eco-Drive chuyên dụng dành riêng cho thợ lặn biển hoặc người đam mê lặn biển. Với độ chống nước lên đến 1000m và công nghệ Duratect MRK độc quyền, những model thuộc bộ sưu tập trên cực kỳ bền bỉ khi hoạt động trong điều kiện nước sâu.
Citizen - Nam CA0715-03E
Citizen - Nam BJ7110-11E
Citizen - Nam BN0150-10E
WatchStore mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được thuật ngữ Dive Watch là gì để từ đó chọn được đồng hồ lặn phù hợp nhu cầu.