Cách bảo quản đồng hồ khi không sử dụng? Hướng dẫn chi tiết
- 1. Những lưu ý quan trọng trong quá trình bảo quản đồng hồ
- 1.1. Bảo quản đồng hồ bằng những chiếc hộp chuyên dụng
- 1.2. Không đeo chung đồng hồ với vòng tay
- 1.3. Tránh các hoạt động mạnh gây rơi vỡ
- 1.4. Không xịt trực tiếp hóa chất lên vị trí đeo đồng hồ
- 1.5. Nhanh chóng thay pin khi đồng hồ bị hết pin
- 1.6. Kiểm tra, bảo dưỡng đồng hồ thường xuyên
- 1.7. Ghi nhớ kĩ các giới hạn của đồng hồ
- 1.8. Giữ vỏ hộp và các giấy tờ liên quan khi mua đồng hồ
- 1.9. Vệ sinh sạch đồng hồ trước khi cất giữ
- 1.10. Đặt xa những nơi tạo ra từ trường
- 2. Hướng dẫn cách bảo quản đồng hồ tại nhà giúp nâng cao tuổi thọ
Làm cách nào để có thể bảo quản đồng hồ được như mới ngay cả khi không sử dụng? Là một câu hỏi được rất nhiều người gửi đến cho WatchStore, hôm nay hãy cùng WatchStore giải đáp thắc mắc này nhé.
1. Những lưu ý quan trọng trong quá trình bảo quản đồng hồ
1.1. Bảo quản đồng hồ bằng những chiếc hộp chuyên dụng
Được thiết kế tỉ mỉ dành riêng cho các đồng hồ đeo tay, bảo quản đồng hồ trong những hộp đựng/ khay đựng chuyên dụng vừa giúp đồng hồ an toàn vừa có thể tinh tế “flex” trọn bộ sưu tập của bạn.
Khi tiến hành bảo quản đồng hồ trong hộp đựng hãy lưu ý để ngửa phần mặt đồng hồ lên trên giúp ngoại trừ khả năng trầy xước bề mặt của đồng hồ
Những chiếc hộp đựng chuyên dụng sẽ giúp bảo quản đồng hồ tốt hơn
1.2. Không đeo chung đồng hồ với vòng tay
Để tránh các ma sát, trầy xước không đáng có xảy ra trên cả vòng tay và chiếc đồng hồ yêu thích của bạn, bạn không nên đeo chung đồng hồ với vòng tay. Trừ trường hợp vòng tay của bạn được làm bằng vật liệu vải thì có thể cân nhắc diện hai phụ kiện này cùng lúc.
Hạn chế đeo vòng tay và đồng hồ chung một tay
1.3. Tránh các hoạt động mạnh gây rơi vỡ
Mỗi chiếc đồng hồ đều có những giới hạn riêng và không phải chiếc đồng hồ nào cũng có khả năng chống rơi vỡ tốt như G-Shock. Do đó khi các bạn tham gia vào các hoạt động có các hoạt động mạnh và chiếc đồng hồ yêu thích của bạn lại không được trang bị để chống va đập thì WatchStore khuyến nghị bạn không nên đeo đồng hồ để tham gia tránh những va chạm không đáng có khiến đồng hồ hư hỏng
Ngược lại, nếu đó là một chiếc đồng hồ được các nhà sản xuất thiết kế dành riêng để tham gia các hoạt động thể thao thì bạn có thể an tâm thoải mái đeo và sử dụng.
Nếu hoạt động quá mạnh sẽ gây rơi vỡ đồng hồ
1.4. Không xịt trực tiếp hóa chất lên vị trí đeo đồng hồ
Mặc dù hầu hết những chiếc đồng hồ chính hãng đều được trang bị khả năng chống thấm nước nhưng các hóa chất như sữa tắm, nước hoa, mỹ phẩm,.. vẫn luôn là “đại hạn” với tuổi thọ của đồng hồ. Do khi tiếp xúc trực tiếp với đồng hồ nó sẽ làm các vòng ron, vòng cao su bị mục nát, giãn nở nước sẽ theo đó đi vào trong bộ máy làm hư hỏng bên trong.
Hạn chế việc xịt nước hoa trực tiếp lên nơi đeo đồng hồ
1.5. Nhanh chóng thay pin khi đồng hồ bị hết pin
Để tránh tình trạng pin có thể bị rò rỉ, gây ăn mòn các chi tiết mạch điện bên trong đồng hồ. Khi hết pin các bạn phải tiến hành bảo quản đồng hồ bằng cách nhanh chóng thay pin mới nhằm giúp đồng hồ hoạt động bền bỉ, xuyên suốt
1.6. Kiểm tra, bảo dưỡng đồng hồ thường xuyên
Giống như con người chúng ta cần khám định kỳ 6 tháng một lần thì đồng hồ cũng cần được bảo dưỡng thường xuyên, nhưng thời gian bảo dưỡng của đồng hồ có thể dài hơn là từ tầm khoảng 3-4 năm. Tiến hành bảo dưỡng giúp nâng cao tuổi thọ của đồng hồ, phát hiện sớm các vấn đề đang âm ỉ bên trong của bộ máy giúp sớm khắc phục
Kiểm tra đồng hồ thường xuyên
1.7. Ghi nhớ kĩ các giới hạn của đồng hồ
Giới hạn của đồng hồ là những điểm nếu bạn sử dụng không để ý sẽ khiến đồng hồ bị hư hỏng. Ví dụ như đồng hồ có độ chống thấm nước 3ATM mà bạn sử dụng để đi bơi chắc chắn sẽ gây hỏng hóc.
A
Lưu ý các giới hạn đồng hồ đeo tay của bạn
1.8. Giữ vỏ hộp và các giấy tờ liên quan khi mua đồng hồ
Mỗi chiếc đồng hồ chính hãng khi bán ra đều được đi cùng hộp và các giấy tờ liên quan nhằm giúp xác nhận đồng hồ đó của hãng nào, được mua bán ở đâu,.. do đó sau khi mua hàng về WatchStore khuyên bạn nên cất giữ cẩn thận những thủ tục giấy tờ để nếu sau này vào một ngày nào đó chiếc đồng hồ của bạn không hoạt động bạn vẫn có các giấy tờ liên quan để được bảo hành cẩn thận.
Giữ cẩn thận các giấy tờ, hộp liên quan
1.9. Vệ sinh sạch đồng hồ trước khi cất giữ
Không chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài, bụi bẩn còn làm cho tuổi thọ chiếc đồng hồ của bạn bị gián đoạn, vì vậy trước khi tiến hành cất giữ đồng hồ bạn cần lau chùi sạch sẽ đảm bảo rằng đồng hồ trông được như mới và hoạt động tốt ngay cả sau khi cất giữ.
1.10. Đặt xa những nơi tạo ra từ trường
Vốn kỵ và dị ứng với những không gian có nhiều từ trường được sinh ra như : TV, laptop, tủ lạnh,.. việc bảo quản đồng hồ của bạn sẽ phải lưu ý điều này: không nên để đồng hồ gần hoặc trên các bề mặt có từ trường mạnh giúp đồng hồ đảm bảo tính chính xác.
2. Hướng dẫn cách bảo quản đồng hồ tại nhà giúp nâng cao tuổi thọ
2.1. Bảo quản đồng hồ không sử dụng
Trước khi tiến hành bảo quản, hãy vệ sinh sạch sẽ chiếc đồng hồ của bạn để khi tiến hành cất giữ tránh trường hợp có hơi ẩm tích tụ bên trong làm hỏng dần bộ máy đồng hồ của bạn. Để đồng hồ vào những hộp/ khay đựng chuyên dụng có lớp lót kèm theo, đặt mặt đồng hồ ngửa tránh trường hợp trầy xước. Tránh để đồng hồ gần những nơi có từ trường mạnh để đảm bảo độ chính xác xuyên suốt quá trình sử dụng cho đồng hồ
Trước khi tiến hành bảo quản đồng hồ không sử dụng cần lau chùi sạch sẽ
2.2. Bảo quản đồng hồ chạy bằng động cơ
Để đồng hồ cơ luôn được bền đẹp, các bạn lưu ý phải thường xuyên vệ sinh lau chùi bụi bẩn, chất bám vào bộ máy của đồng hồ. Khi không sử dụng đồng, hãy cất giữ đồng hồ cẩn thận để tránh khỏi ẩm mốc, đừng quên kiểm tra định kỳ và lên dây cót nạp năng lượng để khởi động bộ máy đồng hồ của bạn nhé.
Đồng hồ cơ được bảo quản như thế nào?
2.3. Bảo quản đồng hồ được mạ vàng
Nếu chiếc đồng hồ đeo tay của bạn là một chiếc đồng hồ được mạ vàng, bạn đã biết cách bảo quản chuẩn nhất chưa? Vẫn là vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành cất giữ, để đồng hồ trên bề mặt mềm mại, trong khay/hộp kín tránh bụi bẩn nhớ để thêm gói hút ẩm tránh ẩm mốc phát sinh nhé.
Thêm một lưu ý nhỏ, tầm 3-4 tuần, hãy đưa ra để tiến hành lau nhẹ bề mặt đồng hồ giúp giữ đồng hồ sáng bóng.
2.4. Bảo quản đồng hồ dây đeo da
Là một chất liệu được các tín đồ chơi đồng hồ rất ưa chuộng nhưng liệu bạn đã biết cách bảo quản đồng hồ dây đeo da chuẩn nhất? Hạn chế để dây da tiếp xúc trực tiếp với môi trường có nhiệt độ cao giúp giữ độ bền bỉ của dây, dây đeo da có khả năng thấm hút nước khá tốt nhưng nếu để quá lâu sẽ khiến da đồng hồ nhanh bị bục
Lau sạch sẽ da trước khi bảo quản đồng hồ
Vệ sinh đồng hồ thường xuyên bằng bông khô mềm giúp lau sạch bụi bẩn bám vào từng chi tiết vân có trên đồng hồ.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm về cách bảo quản đồng hồ do WatchStore đăng tải, mong bạn đọc đã có thêm các cách để bảo quản đồng hồ vừa bền đẹp, vừa an toàn lại đơn giản. Đeo đồng hồ trên tay như có thêm người bạn cùng chúng ta trải nghiệm cuộc sống do đó đừng để tuổi thọ người bạn của bạn bị gián đoạn bởi những sự thiếu hiểu biết không đáng có. Hãy lưu ngay để vận dụng nhé. Nếu quá bất cứ băn khoăn nào trong quá trình bảo quản cũng như tìm hiểu về đồng hồ hãy liên hệ ngay cho WatchStore để được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ ngay hôm nay nhé